Quý khách hàng đang bán tín bán nghi về bảng giá nhà lắp ghép có thật sự hấp dẫn như lời đồn? Luôn được biết đến là phương án thi công dành cho mọi gia đình, nhà lắp ghép đã dần chiếm trọn lòng tin và phủ sóng rộng rãi dẫn đầu xu hướng xây dựng hiện nay. Thế nhưng, mức chi phí xây dựng có phần quá thấp chỉ bằng ⅓ nhà xây truyền thống vẫn khiến không ít khách hàng phải đặt dấu chấm hỏi lớn. Vì vậy, Xây Dựng Vinahouse sẽ cùng quý khách hàng giải mã chi tiết giá thi công nhà lắp ghép chính xác để có được đáp án hợp lý nhất.
5 yếu tố ảnh hưởng đến bảng giá nhà lắp ghép
Có một sự thật mà ai cũng biết chính là bảng giá nhà lắp ghép ở mỗi công trình đều không hề giống nhau. Một vài công trình đặc biệt sẽ xuất hiện sự chênh lệch khá lớn so với mặt bằng chung. Tại sao lại có sự khác biệt giữa từng công trình nhà tiền chế?
Dưới đây là 5 yếu tố chính tác động trực tiếp đến bảng giá nhà lắp ghép bao gồm:
Vật tư xây dựng
Một điều dễ hiểu khi lựa chọn sử dụng các loại vật tư càng chất lượng, đơn giá thi công nhà lắp ghép sẽ tăng theo. Hiện nay, nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ, quý khách hàng đang có đa dạng sự lựa chọn về vật tư xây dựng phù hợp với sở thích, mong muốn và điều kiện tài chính của bản thân.
Nhìn chung sẽ có 3 loại vật tư phổ biến thường được sử dụng để làm nhà lắp ghép gồm:
- Gỗ: Hai loại gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp sẽ có những mức giá khác nhau. Thường gỗ tự nhiên sẽ được yêu thích hơn bởi đáp ứng tốt yêu cầu về thẩm mỹ và độ bền nhưng đi kèm với đó là giá thành khá đắt đỏ dao động từ 10 đến 15 triệu đồng/m2.
- Thép: Đây là loại vật tư không thể thiếu để hoàn thiện một công trình nhà lắp ghép chắc chắn, bền vững. Thép sẽ được ứng dụng để làm khung nhà chịu lực, các cột kèo, chống,… Tuỳ vào độ dày và chất lượng mà giá thành của thép đang vào khoảng 7 đến 10 triệu đồng/m2.
- Bê tông nhẹ: Sử dụng để làm tường và sàn khác biệt hoàn toàn với bê tông cốt thép truyền thống. Đơn giá của bê tông nhẹ ước tính từ 6 đến 9 triệu đồng/m2.
Thiết kế công trình
Bảng giá thi công nhà lắp ghép mới nhất cũng bị ảnh hưởng bởi thiết kế công trình. Các bản vẽ phức tạp, có quy mô lớn thì cũng đồng nghĩa chi phí thi công cũng sẽ đội lên đôi chút.
Vị trí tiến hành
Địa điểm xây dựng cũng có những tác động ít nhiều đến bảng giá nhà lắp ghép. Như các công trình ở khu đô thị, trung tâm sẽ có báo giá cao hơn hẳn so với vùng nông thôn hay ngoại ô thành phố từ 10 đến 15%. Cùng với đó nếu mặt bằng có cơ sở hạ tầng tốt sẽ giúp tiết kiệm được kha khá chi phí lắp đặt tuy nhiên đi kèm lại là giá đất có thể cao hơn.
Nội thất hoàn thiện
Các tiện ích đi kèm như hệ thống điện nước, nội thất, thiết bị gia dụng,… cũng là yếu tố quý khách cần quan tâm trong báo giá nhà lắp ghép. Mỗi gói nội thất sẽ được tách bạch thành từng mức giá khác nhau phụ thuộc vào chất lượng. Trong đó sẽ có 3 loại chính là cao cấp, khá và cơ bản với đơn giá tham khảo như sau:
- Nội thất cơ bản: 50 đến 100 triệu đồng.
- Nội thất khá: 100 đến 150 triệu đồng.
- Nội thất cao cấp: 150 đến 200 triệu đồng.
Thời gian thi công
Nếu trong quá trình tiến hành, quý khách mong muốn đẩy nhanh tiến độ thi công sẽ cần phải chịu một khoản phí phát sinh nho nhỏ vào khoảng 10 đến 15%. Tuy nhiên, quý khách vẫn có thể trao đổi với chủ đầu để cân đối về khoản phí này phù hợp với ngân sách đặt ra.
Giá nhà lắp ghép có quá “rẻ” như tưởng tượng?
Vậy chi phí thi công nhà lắp ghép là bao nhiêu? Theo thị trường đơn giá trung bình hiện nay cho một mét vuông giao đang thô là 2,8 đến 3,8 triệu đồng và trọn gói từ 4,5 đến 5,5 triệu đồng. Trong khi đó, đơn giá xây nhà truyền thống lại lên đến 6 – 7 triệu đồng giao thô và trọn gói cần từ 8 – 9 triệu đồng. Một sự chênh lệch không hề nhỏ giữa hai hình thức thi công.
Tuy nhiên, quý khách cần hiểu rằng đây hoàn toàn chỉ là con số mang tính chất tham khảo. Trên thực tế, mỗi đơn vị thi công sẽ lại đưa ra một bảng giá nhà lắp ghép riêng. Thế nhưng, quá “rẻ” cũng cần phải cân nhắc kỹ càng. Dù nhìn chung giá nhà lắp ghép thật sự rẻ hơn nhà xây truyền thống nhưng nếu chênh lệch quá lớn so với mặt bằng chung vẫn cần phải hoài nghi về chất lượng.
Bởi vậy, bảng giá nhà lắp ghép hợp lý nhất vẫn cần phải cân đối với thẩm mỹ, độ bền và an toàn lâu dài của công trình. Không nên chỉ tập trung vào tiết kiệm chi phí mà bỏ qua chất lượng dẫn đến nhận về tay công trình không đúng với kỳ vọng, không thể ứng dụng vào cuộc sống, vừa tốn tiền lại vừa tốn sức.
Dù vậy nhà lắp ghép vẫn là phương án xây dựng đáng để đầu tư nếu tìm hiểu kỹ càng. Vì vậy để nhận được tư vấn bảng giá nhà lắp ghép chi tiết, quý khách đừng quên gọi ngay đến Xây Dựng Vinahouse qua số hotline nhé!